Các thiết bị thông minh đang được thử nghiệm trong các bệnh viện đã cho kết quả rất hứa hẹn.
Trí tuệ nhân tạo (AI) chính xác hơn các bác sỹ trong chuẩn đoán ung thư vú khi đọc hình ảnh X-quang tuyến vú, một nghiên cứu trên tạp chí Nature cho hay.
Một nhóm quốc tế, bao gồm các nhà nghiên cứu từ Google Health và Imperial College London, đã thiết kế một mô hình máy tính đọc các hình ảnh quang tuyến của gần 29.000 phụ nữ.
Thuật toán này đã cho kết quả chính xác vượt trội so với sáu bác sỹ đọc X-quang.
AI cũng hoạt động tốt như hai bác sỹ cùng hợp tác làm việc nhau. Không giống con người, AI không biết mỏi mệt. Các chuyên gia nói nó có thể cải thiện việc phát hiện ung thư vú.
Hệ thống AI hiện nay của y tế Anh quốc sử dụng hai bác sỹ X-quang để phân tích hình ảnh chụp tuyến vú của mỗi phụ nữ. Trong trường hợp giữa họ có sự bất đồng trong việc đọc kết quả, điều này hiếm khi xảy ra, một bác sỹ thứ ba sẽ đánh giá các hình ảnh này.
Trong nghiên cứu, một mô hình AI tiếp nhận các hình ảnh X-quang tuyến vú ẩn danh, do đó không xác định được danh tính người phụ nữ là chủ nhân của những hình ảnh này.
Không giống như các chuyên gia là con người – vốn đã tiếp cận với lịch sử bệnh lý của bệnh nhân – AI chỉ căn cứ vào kết quả chụp nhũ ảnh (mammogram).
Các kết quả cho thấy, AI cho kết quả tốt như hệ thống đọc hình ảnh X-quang hai lượt của hai bác sỹ hiện nay.
Và thực tế là nó vượt trội một bác sỹ trong chẩn đoán ung thư vú.
Sử dụng AI cũng giảm được 1,2% kết quả chẩn đoán dương tính giả so với một bác sỹ .
Và giảm được 2,7% kết quả âm tính giả – nghĩa là khi ung thứ vú không bị phát hiện.
Dominic King từ Google Health nói: “Nhóm của tôi thực sự tự hào vì các kết quả này, nó cho thấy rằng chúng tôi đang đi đúng hướng trong phát triển một công cụ giúp các bác sỹ phát hiện ung thư với các kết quả chính xác hơn.”
Hầu hết các hình ảnh chụp nhũ quang đến từ bộ dữ liệu mà Tổ chức Nghiên cứu Ung thư Anh Quốc OPTIMAM (Cancer Research UK’s OPTIMAM) thu thập từ Bệnh viện St George ở London, Trung tâm Vú Jarvis ở Guidford và Bệnh viện Addenbrooke ở Cambridge.
Phải mất hơn một thập kỷ để đào tạo một bác sỹ và chuyên gia để trở thành một bác sỹ đọc hình ảnh X-quang, có khả năng phân tích hình ảnh chụp quang tuyến vú.
Đọc hình ảnh X-quang là một công việc quan trọng nhưng mất rất nhiều thời gian, và hiện ước tính thiếu tới hơn 1.000 bác sỹ đọc X-quang ở Anh.
Không. Con người cần để thiết kế và đào tạo các mô hình trí thông minh nhân tạo.
Đây mới chỉ là một nghiên cứu, và hệ thống AI vẫn chưa được sử dụng rộng rãi ở các phòng khám.
Ngay cả khi nó được sử dụng rộng rãi, ít nhất vẫn cần có một bác sỹ đọc X-quang để làm nhiệm vụ chẩn đoán.
Nhưng AI có thể được sử dụng để đáp ứng nhu cầu cần hai bác sỹ để đọc hai lần một hình ảnh X-quang, giảm áp lực và khối lượng công việc cho họ – các nhà nghiên cứu cho hay.
Giáo sư Ara Darzi, đồng tác giả và là Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Ung thư hoàng gia Anh quốc, nói với BBC: “Kết quả này vượt quá mong đợi của tôi. Nó sẽ có tác động đáng kể trong cải thiện chất lượng chẩn đoán, và giải phóng sức lao động cho các bác sỹ X-quang để họ có thể làm những việc quan trọng hơn.”
Phụ nữ trong độ tuổi 50 đến 70 ở Anh được mời chụp nhũ ảnh ba năm một lần, còn những phụ nữ lớn tuổi hơn có thể yêu cầu để được chụp.
Cuối cùng, việc sử dụng AI có thể đẩy nhanh tốc độ chẩn đoán, bởi hình ảnh có thể được phân tích trong vài giây bằng thuật toán máy tính.
Sara Hiom, Giám đốc Trung tâm Chẩn đoán Ung thư sớm của CRUK, nói với BBC: “Đây là kết quả nghiên cứu ban đầu đầy hứa hẹn cho thấy việc chẩn đoán hình ảnh có thể chính xác và hiệu quả hơn trong tương lai. Và điều này có nghĩa bệnh nhân bớt phải chờ đợi và bớt lo lắng hơn, mang lại kết quả tốt đẹp hơn.”
Helen Edwards, từ Surrey, bị chẩn đoán ung thứ vú khi 44 tuổi, trước khi bà bước vào độ tuổi được mời đi chụp nhũ ảnh.
Bà được yêu cầu phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, và đã khỏi bệnh ung thư hơn một thập kỷ qua.
Bà là một bệnh nhân đại diện cho ủy ban CRUK – những người đã phải quyết định có cấp phép cho Google Health để sử dụng các dữ liệu ung thư vú ẩn danh hay không.
Helen nói với BBC: “Ban đầu tôi hơi lo ngại về cái mà Google có thể làm với các dữ liệu, nhưng danh tính chủ nhân của các dữ liệu này đã bị lược bỏ.”
“Về lâu dài việc này chỉ có lợi cho phụ nữ.
“Các máy móc trí tuệ nhân tạo không mệt mỏi… Chúng có thể làm việc 24/7 trong khi con người thì không thể, do đó nếu kết hợp cả hai thì đó là một ý tưởng tuyệt vời.”
Nguồn: bbc.com